google-site-verification=1mZdC0v6_VgbkaB7Odw-qL0MdvRnu0ryGaWxe6bfpsg

Kinh nghiệm xương máu khi mang máy tính đi sửa tránh bị “luộc đồ”

Kinh nghiệm xương máu khi mang máy tính đi sửa tránh bị “luộc đồ”

10:33 - 16/05/2019

Vào đại học bố mẹ đầu tư cho con laptop, 3 năm sau hết bảo hành cũng là thời điểm đem đi sửa. Do không tìm hiểu nên đem đến trung tâm thiếu uy tín, mình non và xanh quá nên bị mất tiền oan. Mình chia sẻ kinh nghiệm xương máu khi mang máy tính đi sửa tránh bị “luộc đồ”, để các bạn không bị như mình&a

Tâm lý của bất cứ ai khi bị hỏng máy tính đều tìm đến một trung tâm nào đó để được tư vấn hoặc sửa chữa, nhưng đôi khi đó lại không phải là giải pháp hữu hiệu. Bởi những trung tâm am hiểu, chuyên nghiệp về lĩnh vực máy tính nếu có “tâm” thì sẽ rất được việc, nhưng nếu trung tâm đó là việc “không có tâm” thì họ có rất nhiều mánh khóe, chiêu trò làm bạn tiền mất tật mang. Dù bạn là người có nhiều kỹ năng về máy tính hay chưa có kinh nghiệm cũng nên xem qua bài viết này, tôi chắc rằng sẽ giúp bạn tự tin hơn khi đem máy tính đi sửa.

Kinh nghiệm xương máu khi mang máy tính đi sửa tránh bị “luộc đồ”

Một số lưu ý khi mang máy tính, laptop đi sửa:

1: Chỉ đem máy tính đi sửa khi bạn chắc chắn rằng không thể tự sửa được.

Thực tế, có khá nhiều lỗi máy tính cực kỳ đơn giản mà bạn có thể tư mình sửa tại nhà mà không phải cầu cứu đến “ bệnh viện máy tính”. Những lỗi đơn giản như liên quan đến hệ điều hành của máy tính, cài lại phần mềm, máy tính không lên do lỗi ram, máy tính bị màn hình xanh… Cách khắc phục các lỗi này cực kỳ đơn giản, bạn có thể lên một số fanpage họ có thể tư vấn khắc phục hoặc lên google tham khảo cách sửa, có rất nhiều kênh chia sẻ tư vấn rất tận tình mà bạn không phải tốn 1 xu nào.
Nhưng nếu bạn không rõ chính xác nguyên nhân từ đâu, biểu hiện lỗi đó là bênh gì thì tốt nhất bạn nên mang đến trung tâm sửa chữa máy tính, hoặc gọi dịch vụ sửa máy tính tại nhà nếu bạn không muốn di chuyển.

Xem thêm:

2: Kiểm tra xem máy tính còn hạn bảo hành không?

Có rất nhiều người dùng theo quán tính máy tính hỏng là đem đi sửa, họ quên mất rằng máy tính của mình vẫn còn bảo hành. Nếu là trung tâm uy tín họ sẽ nhắc bạn nên đem đến trung tâm bảo hành, bởi vì nếu thợ sửa máy tính tháo máy của bạn ra thì đồng nghĩa với việc máy bị rách tem và bạn bị mất bảo hành, hoặc một số trường hợp bạn đang dùng phần mềm bản quyền, vô tình họ không biết và tất nhiên là gỡ bỏ phần mềm đó và cài lại phần mềm mới làm mất bản quyền của bạn.
Vậy nên trước khi quyết định đem máy tính đến trung tâm sửa chữa, bạn nên kiểm tra xem máy tính của mình còn bảo hành hay không. Nếu hết bảo hành tại các siêu thị điện máy rồi thì có thể đem sửa chữa ở bất cứ trung tâm nào khác.

3: Tinh ý trong việc lựa chọn trung tâm sửa máy tính uy tín.

Vấn đề này có vẻ như rất khó để lựa chọn, bởi lẽ ngay cả những người có dày dặn kinh nghiệm đôi khi cũng gặp phải trung tâm sửa máy tính thiếu uy tín. Bạn nên kham khảo bạn bè, người thân của mình để tìm được trung tâm uy tín – chất lượng.. Trung tâm uy tín sẽ bảo hành cho bạn khi bạn sử dụng bất cứ dịch vụ nào, và có thái độ bảo hành nghiêm túc, phục vụ tận tình.

Kinh nghiệm xương máu khi mang máy tính đi sửa tránh bị “luộc đồ”

Chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn đặt niềm tin sai chỗ khi giao máy tính cho một trung tâm thiếu uy tín:

  • Thông báo sai bệnh máy tính để kiếm lời:

Tôi lấy ví dụ đơn giản như: Máy tính của bạn chỉ bị lỗi Ram nhưng kỹ thuật lại thông báo lỗi Mainboard. Ở trường hợp này thì chi phí sửa chữa, thay thế main lớn hơn gấp nhiều lần so với Ram.

Lời khuyên: Bạn cần tinh ý và chỉ giao máy tính cho những địa chỉ sửa máy tính uy tín để sửa chữa.

  • Phá hỏng thiết bị máy tính:

Cũng có thể do kỹ thuật của trung tâm đó không có kinh nghiệm, hoặc họ cố tình phá hỏng thêm thiết bị của bạn, cũng có những trung tâm lấy máy tính của bạn  để học viên thử nghiệm sửa chữa khiến máy tính hỏng nặng hơn. Và hơn thế nữa, nếu gặp phải trung tâm thiếu uy tín, họ có hàng tá các chiêu trò để móc túi của bạn.

Tôi chắc rằng, nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, bạn sẽ rất khó để nhận biết được các chiêu trò từ các trung tâm thiếu uy tín đo. Vậy tại sao bạn không lựa chọn dịch vụ sửa máy tính tại nhà để tránh được rủi ro?

Xem thêm:

4: Sao lưu lại tất cả dữ liệu quan trọng ra một thiết bị lưu trữ khác.

Kinh nghiệm xương máu khi mang máy tính đi sửa tránh bị “luộc đồ”

Trước khi đem máy tính đến các trung tâm máy tính, bạn nên sao lưu dữ liệu quan trọng của mình sang một thiết bị khác như: ổ cứng di động hoặc USB. Vì rất có thể quá trình khắc phục lỗi máy tính cần phải chạy lại hệ điều hành, rất có thể các dữ liệu trong máy tính sẽ không cánh mà bay, nếu là trung tâm sửa máy tính uy tín họ sẽ nhắc nhở bạn điều này trước khi họ tiến hành sửa chữa.
Trường hợp máy tính của bạn bị mất nguồn đột ngột không kịp copy dữ liệu ra, bạn có thể lắp ổ cứng sang một máy tính khác để lấy dữ liệu, hoặc bạn yêu cầu kỹ thuật viên sửa máy tính sao lưu dữ liệu đó giúp bạn.
Đối với các trường hợp ký gửi máy tính lại trung tâm, một là bạn phải tìm một trung tâm uy tín vì họ sẽ đảm bảo rằng họ sẽ không xâm phạm trái phép dữ liệu của bạn, hai là không nên lưu trữ các dữ liệu mật, hình ảnh cá nhân, video nhạy cảm, thông tin thẻ tín dụng, giấy tờ mật của công ty… vô tình lại trở thành miếng mồi “béo bở” cho một số kẻ gian, nhằm mục đích bôi nhọ, tống tiền bạn, hoặc sử dụng với mục đích xấu.

Xem thêm:

  • Các phương pháp sao lưu dữ liệu máy tính an toàn cho máy tính.

5: Nhạy bén khi đi sửa máy tính, laptop:

Bạn cảm thấy yên tâm tuyệt đối khi trực tiếp đem máy tính của mình đến trung tâm sửa chữa, nhưng bạn có chắc rằng trung tâm đó hay là một cá nhân đứng ra nhận sửa máy tính cho bạn. Khi ký gửi tại trung tâm, nếu một nhân viên nào đó tiếp nhận máy tính chưa chắc máy tính của bạn đã được sửa chữa theo đúng chế dộ của trung tâm, mà rất có thể cá nhân đó lạm dụng uy tín của trung tâm nhận máy tính và kiếm lời riêng.
Vì vậy, trong bất cứ trường hợp nào, bạn cần yêu cầu phí trung tâm xuất biên nhận và giấy tờ có liên quan, tất nhiên các giấy tờ đó phải có thông tin của trung tâm sửa chữa máy tính bạn sửa, ngoài ra phải có chữ ký của cả 2 bên để đảm bảo quyền và lợi ích của bạn.

6: Cân nhắc giữa việc sửa chữa hay thay thế linh kiện đó:

Kinh nghiệm xương máu khi mang máy tính đi sửa tránh bị “luộc đồ”

Trong quá trình đem máy tính đi sửa, tùy vào từng lỗi bạn nên cân nhắc xem nên sửa chữa hay thấy mới linh kiện đó. Vì có rất nhiều lỗi chi phí sửa chữa cũng ngang ngửa với thay thế bằng một cái mới, trong khi đó sửa chữa có khả năng cao tái lại bệnh cũ, nếu sửa đi sửa lại nhiều lần bạn có thể bỏ một khoản chi phí gấp nhiều lần sơ với thay linh kiện mới. Việc này, bạn nên nhờ sự tư vấn khách quan từ kỹ thuật viên, họ sẽ phân tích và đưa ra phướng án khả quan nhất.
Một vài lỗi điển hình cần thay mới hơn là sửa chữa như: HDD bị bad, bàn phím bị liệt – loạn – chập, màn hình laptop bị hỏng, lỗi Ram…
Nếu bạn nghĩ rằng, kỹ thuật tư vấn bạn thay mới chỉ nhằm mục đích kiếm lời, bạn cũng có thể kham khảo thêm từ các nguồn khác nhau để có cái nhìn khách quan về từng lỗi cụ thể, có một số lỗi sửa chữa xong vẫn đáp ứng được 100% công việc, nhưng có những lỗi sửa xong có thể tái lại ngay sau đó.

7: Đánh dấu hoặc ký tên lên từng linh kiện của thiết bị máy tính.

Nhiều người cho rằng đây chỉ là việc làm vô nghĩa, bởi họ tin chắc rằng trung tâm sửa máy tính đó hoàn toàn rất uy tín, cũng có một số người nghĩ việc ký tên lên các linh kiện là không cần thiết, làm mất thời gian của họ. Nhưng đối với trường hợp máy hỏng nặng cần ký gửi máy tính tại trung tâm, việc làm này vô cùng cần thiết, đây cũng được coi việc làm quan trọng nhất khi đi sửa máy tính.
Các trung tâm sẽ yêu cầu bạn ký tên lên các linh kiện trên thiết bị máy tính của bạn như: Màn hình, bàn phím, Ram, ổ cứng, pin, main, card màn hình… để đảm bảo tính minh bạch cho cả bạn và trung tâm đó.

8: Kiểm tra phiếu biên nhận.

Trước khi kỹ tên lên phiếu biên nhận, bạn cần đọc và nắm được thông tin trên phiếu. Phiếu xác nhận “bệnh” của máy tính đã đúng chưa? Liệt kê linh kiện máy tính đã đầy đủ chưa? Thời gian nhận lại máy tính, chữ ký của nhân viên trực tiếp tiếp nhận máy tính của bạn, trên giấy còn có một số thông tin về chính sách ký gửi hoặc bảo hành.
Bước này cũng khá quan trọng, vì rất có thể một số trung tâm lợi dụng việc bạn sơ xuất sẽ đưa ra một số thông tin sai lệch bất lợi với bạn.

Trên đây là một số kinh nghiệm xương máu khi mang máy tính ở bất cứ trung tâm nào. Hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn khi cần thiết, với những lưu ý trên tôi chắc chắn rằng bạn sẽ không còn lo bị “luộc đồ”, hoặc không sập bẫy với những chiêu trò của một số trung tâm sửa máy tính thiếu uy tín.

Xem thêm:

  • Ổ cứng máy tính nhanh hỏng, nguyên nhân do đâu?
  • 13 việc không nên làm khi sử dụng máy tính.